Hiện nay voip đang được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Như các ứng dụng gọi điện thoại miễn phí Zalo, Facebook…hay các tổng đài Voip. Vậy bản chất Voip là gì ? Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết.
1. Giới thiệu chung về VOIP
Voip hay còn gọi lài voice ip là chữ viêt tắt của cụm từ voice over internet protocol. Có nghĩa là âm thanh được truyền qua giao thức internet.
Công nghệ voip sử dụng công nghệ chuyển mạch gói. Các gói tin được đóng gói và truyền qua môi trường internet. Nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Chuyển mạch kênh yêu cầu phải sử dụng một hạ tầng riêng thì chuyển mạch gọi có thể tận dụng ngay hạ tầng internet. Trên cùng một hạ tầng intenret vừa có thể sử dụng web, mail, vừa có thể sử dụng voip như gọi điện, video call được.
Để thực hiện việc này, điện thoại IP, softphone thường được tích hợp sẵn các giao thức báo hiệu chuẩn như SIP hay H.323, kết nối tới một tổng đài IP (IP PBX) của doanh nghiệp hay của nhà cung cấp dịch vụ. Điện thoại IP có thể là điện thoại thông thường (chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua đường dây giao tiếp RJ11 thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet, giao tiếp RJ45) hoặc phần mềm thoại (soft-phone) cài trên máy tính.
2. Ưu điểm của VoIP
- Một ưu điểm đầu tiên là gọi miễn phí nếu sử dụng cùng dịch vụ. Cùng thiết bị VoIP hoặc cùng tổng đài IP ( hay còn gọi là gọi nội mạng). Hoặc nếu không thì giá thành cũng rẻ đáng kể so với sử dụng cách gọi truyền thống PSTN (Public Switched Telephone Network) Giải pháp VoIP cũng làm giảm đáng kể chi phí. Cho việc quản lý bảo trì hệ thống mạng thoại và dữ liệu.
- Tích hợp mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu: trong điện thoại IP, tín hiệu thoại, số liệu. Và ngay cả báo hiệu đều có cùng đi trên một mạng IP. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi đầu tư nhiều mạng riêng lẽ.
- Khả năng mở rộng: Các tổng đài điện thoại thường là những hệ thống kín, rất khó để thêm vào đó những tính năng thì các thiết bị trong mạng internet thường có khả năng thêm vào những tính năng mới.
- Trong một cuộc gọi người sử dụng có thể vừa nói chuyện vừa sử dụng các dịch vụ khác như truyền file, chia sẽ dữ liệu hay xem hình ảnh của người nói chuyện bên kia.
- Một lợi ích nữa là, việc sử dụng đồng thời cả điện thoại bàn thông thường và điện thoại IP (có dây hoặc không dây) qua hệ thống mạng LAN (Local Area Network) sẽ đảm bảo thông tin liên lạc của doanh nghiệp không bị gián đoạn khi xảy ra sự cố.
3. Nhược điểm của VoIP
- Kỹ thuật phức tạp: để có được một dịch vụ thoại chấp nhận được, cần thiết phải có một kỹ thuật nén tín hiệu phải đạt được các yêu cầu như: tỉ số nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gói bị thất lạc, tốc độ xử lý của các bộ codec (Coder and Decoder) phải đủ nhanh…
- Vấn đề bảo mật (Security): Mạng internet là một mạng có tính rộng khắp và hỗn hợp. Trong đó có rất nhiều loại máy tính khác nhau và các dịch vụ khác nhau cùng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng. Do vậy không có gì đảm bảo rằng những thông tin của người sử dụng được bảo mật an toàn.
4. Các hình thức kết nối phổ biến của Voip trong các doanh nghiệp.
Nếu bạn đã biết Voip là gì ? Thì hãy đi tìm hiểu tiếp các hình thức kết nối của Voip Trong môi trường doanh nghiệp. Công nghệ Voip thường phổ biến dưới dạng kết nối phần cứng (thông qua điện thoại hoặc adapter). Hoặc kết nối phần mềm (thông qua một số ứng dụng gọi điện thoại)
Phương pháp sử dụng Voip phổ biến nhất là với điện thoại truyền thống. Có nhiều cách để áp dụng công nghệ Voip với điện thoại analog truyền thống. Điện thoại kỹ thuật số hay còn gọi là điện thoại Voip.
4.1, Voip với điện thoại analog:
Vì việc truyền giọng nói trong Voip diễn ra qua Internet. Do đó một chiếc điện thoại thông thường không có khả năng Voip. Tuy nhiên, có một adapter được gọi là Analog Telephone Adapter (ATA) hay còn gọi là gateway FSX. Có khả năng chuyển đổi tín hiệu điện thoại analog thành tín hiệu số có thể truyền qua Internet.
4.2, Voip với điện thoại IP
Bạn không cần phải mua adapter ATA để kết nối Internet. Chỉ cần cắm điện thoại trực tiếp vào cổng Ethernet hỗ trợ mạng. Điện thoại sẽ giao tiếp từ Internet đến dịch vụ VoIP bạn đã đăng ký.
4.3, Voip với thiết bị chuyển đổi từ analog sang IP hay còn gọi là gateway FXO
Một số công ty sản xuất phần cứng có thể cắm vào jack cắm Ethernet trong nhà để chuyển đổi điện thoại tiêu chuẩn thành điện thoại có thể sử dụng Voip. Phần cứng này có một cổng web được sử dụng để xem các cuộc gọi, kiểm tra thư thoại và thiết lập tích hợp với các dịch vụ khác.
Cách rẻ nhất để sử dụng Voip là kết nối tai nghe có micro với máy tính nhưng yêu cầu phần mềm Voip để truyền giọng của bạn đến người nhận sử dụng cùng phần mềm. Ngoài ra, có nhiều ứng dụng Voip có khả năng thực hiện các cuộc gọi điện thoại tiêu chuẩn. Một số ứng dụng phần mềm Voip phổ biến nhất: Skype, Jabber, Google Hangout, Google Voice.
5. Các kiểu kết nối trong VoIP
5.1. Computer to Computer
- Với 1 kênh truyền Internet có sẵn. Là 1 dịch vụ miễn phí được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần người gọi (caller) và người nhận (receiver). Sử dụng chung 1 VoIP service (Skype, Yahoo Messenger,…), 2 headphone + microphone, sound card . Cuộc hội thoại là không giới hạn.
- Mô hình này áp dụng cho các công ty, tổ chức, cá nhân. Đáp ứng nhu cầu liên lạc mà không cần tổng đài nội bộ.
5.2. Computer to Phone
Là 1 dịch vụ có phí. Bạn phải trả tiền để có một account và một software (VDC, Evoiz, Netnam,…). Với dịch vụ này một máy PC có kết nối tới một máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu ( tuỳ thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép). Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi và khấu trừ vào tài khoản hiện có.
5.3, Phone to Phone
- Là một dịch vụ có phí. Bạn không cần kết nối Internet mà chỉ cần một VoIP adapter kết nối với máy điện thoại. Lúc này máy điện thoại trở thành một IP phone.
6. Các thành phần trong mạng VOIP
Các thành phần cốt lõi của 1 mạng VoIP bao gồm: Gateway, VoIP Server, IP network, End User Equipments.
- Gateway: là thành phần giúp chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số (và ngược lại).
- VoIP gateway : là các gateway có chức năng làm cầu nối giữa mạng điện thoại thường ( PSTN ) và mạng VoIP.
- VoIP GSM Gateway: là các gateway có chức năng làm cầu nối cho các mạng IP, GSM và cả mạng analog.
- VoIP server : là các máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật cho các cuộc gọi VoIP. Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper. Trong mạng SIP các server được gọi là SIP server.
- Thiết bị đầu cuối (End user equipments ): Softphone và máy tính cá nhân (PC): bao gồm một headphone, một phần mềm và một kết nối Internet. Các phần mềm miễn phí phổ biến như Skype, Ekiga,…
- Điện thoại truyền thông với IP adapter: để sử dụng dịch vụ VoIP thì máy điện thoại thông dụng phải gắn với một IP adapter để có thể kết nối với VoIP server. Adapter là một thiết bị có ít nhất một cổng RJ11 (để gắn với điện thoại) , RJ45 (để gắn với đường truyền Internet hay PSTN) và một cổng cắm nguồn.
- IP phone : là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP. Các IP phone không cần VoIP Adapter bởi chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để có thể kết nối trực tiếpvới các VoIP server.
Nếu đã hiểu về Voip thì bạn và doanh nghiệp của mình còn gặp trở ngại gì nữa mà không nhấc máy lên để làm việc với chúng tôi? Còn nếu bạn vẫn đang thắc mắc Voip là gì, hãy liên hệ Ngọc Thiên theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ phòng kinh doanh.
Công ty TNHH Cung Ứng Ngọc Thiên
Hotline : 0899 339 028 – Tel: 028 777 98 999
Email : info@vnsup.com